CÁCH ĐẠT ĐIỂM CAO MÔN NGỮ VĂN 11

Chia sẻ Top Bí quyết để đạt điểm cao môn Ngữ Văn trong kì thi

ìm hiểu về Top Bí quyết để đạt điểm cao môn Ngữ Văn trong kì thi là chủ đề trong bài viết hôm nay của Tienkiem.com.vn. Theo dõi

Phân chia bố cục bài văn

Năm nay đề thi sẽ có phần kiến thức lớp 11, đề sẽ rơi vào dạng liên hệ hoặc so sánh. Như vậy bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

+ Đối với đề liên hệ, bạn nên phân phần kiến thức 12 chiếm phần trăm lớn hơn.

+ Đối với đề so sánh, giữa phần lớp 12 và 11 tỉ trọng sẽ bằng nhau.

Bạn phải lưu ý viết trọn vẹn bài, không nên chỉ viết một phần lớp 11 hay chỉ 12.

Tách đoạn hợp lí

Khi đã xác lập được luận điểm, bạn hãy trình bày luận cứ của mình theo luận điểm chính đó. Một luận điểm có thể được viết thành nhiều đoạn. Nhưng không được chỉ viết một đoạn quá dài cho tất cả các luận điểm. Tách đoạn là điều cần thiết để có một bài văn đạt điểm cao.

Luận điểm rõ ràng

Tuyệt đối tránh việc sa đà vào cảm xúc mà viết một cách không có luận điểm. Việc chia luận điểm sẽ giúp bạn đảm bảo đủ ý, điều này còn thể hiện sự thông minh của bạn trong cách viết. Chia luận điểm còn giúp bạn nhận ra đâu là trọng tâm cần đạt được.

Bình luận trên cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật

Ở phần nghị luận văn học, cần chú ý đến đặc thù của văn chương nghệ thuật: là đẹp cả hình thức lẫn nội dung. Cho nên, cần phân tích song song hai khía cạnh này. Ngoài ra nhấn mạnh sự dụng công của tác giả. Cần thể hiện được đó là biện pháp nghệ thuật nào, có tác dụng gì và gửi gắm thông điệp nội dung gì. Tránh việc bình luận suông một yếu tố sẽ dẫn đến bài văn thiếu ý, không thuyết phục.

Nguồn: https://tienkiem.com.vn/top-bi-quyet-de-dat-diem-cao-mon-ngu-van-trong-ki-thi/

Mách bạn bí quyết đạt điểm cao môn Ngữ Văn kỳ thi THPT Quốc gia 2018

Học sinh lớp 12 sắp bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Một trong 3 môn thi bắt buộc là môn Ngữ Văn đối với hai tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Dưới đây là một trong những bí quyết đạt điểm cao môn Văn mà ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ:

Theo như tin tức cập nhật đề minh họa của bộ Giáo dục và Đào tạo công bố từ cuối tháng 1/2018, cấu trúc của đề thi Ngữ văn năm nay không có nhiều thay đổi so với năm học 2017, chỉ thêm phần kiến thức Ngữ văn của lớp 11.

Cấu trúc của đề thi gồm có 2 phần: Đọc hiểu văn bản (4 câu hỏi nhỏ) và Làm văn (2 câu hỏi lớn). Các câu hỏi tăng mức độ khó dần theo ma trận: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.

Thứ nhất, phần Đọc hiểu văn bản (3 điểm): Đề thường cho một đoạn/bài thơ hoặc một đoạn văn xuôi không nằm trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành.

Câu 1 (0,5 điểm), thí sinh cần nắm vững và trả lời chính xác từ khóa các đơn vị kiến thức: (1) Phương thức biểu đạt (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và hành chính công vụ). (2) Phong cách chức năng ngôn ngữ (thông tấn/báo chí, sinh hoạt, khoa học, nghệ thuật/văn chương, chính luận và hành chính). 3. Thao tác lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận và so sánh). (4). Các hình thức diễn đạt của văn bản (diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành và tổng-phân-hợp).

Câu 2 (0,5 điểm), đề thường hỏi “Theo tác giả, vấn đề được nói đến trong văn bản là gì”?. Thí sinh cần lấy ngữ liệu từ văn bản và trả lời ngắn gọn câu hỏi theo ý tác giả chứ không phải suy nghĩ của bản thân mình.

Câu 3 (1 điểm), câu hỏi thường có dạng như “Anh/Chị hiểu như thế nào…”, “Nhận xét về…” ý kiến được nêu trong văn bản. Thí sinh cần gạch ngang đầu dòng và trình bày tường minh vấn đề được nói đến. Cũng có thể đề yêu cầu chỉ ra một biện pháp tu từ (BPTT) trong ngữ liệu và phân tích tác dụng. Với câu hỏi này, thí sinh lưu ý trình bày qua hai ý: Đó là BPTT nào, thể hiện ở đâu và căn cứ vào ngữ liệu để phân tích hiệu quả nghệ thuật mà BPTT đó mang lại.

Câu 4 (1 điểm), kiểm tra khả năng vận dụng thấp của thí sinh thông qua một số câu hỏi kiểu như: “Anh/Chị có đồng tình với ý kiến…không”? Vì sao? Hoặc là: “Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với Anh/Chị”? Với những câu hỏi dạng này, thí sinh cần trình bày qua một đoạn văn ngắn từ 5-7 dòng, lập luận chặt chẽ, có chính kiến rõ ràng: Đồng tình/không đồng tình/kết hợp cả hai/rút ra một bài học có ý nghĩa nhất từ thông điệp của văn bản.Thứ hai, phần Làm văn (7 điểm): Bao gồm Nghị luận xã hội (2 điểm) và Nghị luận văn học (5 điểm).

Câu 1, Nghị luận xã hội: Đề thi yêu cầu thí sinh viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ của bản thân về một vấn đề được nêu ra từ phần Đọc hiểu. Thí sinh cần chú ý những yêu cầu sau:

Nguồn: https://caodangyduocsaigon.vn/tin-tuc/mach-ban-bi-quyet-dat-diem-cao-mon-ngu-van-ky-thi-thpt-quoc-gia-2018-c3068.html

THAM KHẢO TÀI LIỆU MÔN NGỮ VĂN 11 TẠI ĐÂY:

HỌC TỐT là chương trình học tập trung vào việc xây dựng kiến thức nền tảng, giúp học sinh nắm chắc lý thuyết và  biết cách vận dụng lý thuyết vào làm bài tập, rèn luyện thành thạo các dạng bài bám sát theo chương trình sách giáo khoa hiện hành.

BỔ TRỢ là khóa học giúp học sinh bổ sung, mở rộng kiến thức hoặc cải thiện các phương pháp, kĩ năng làm bài để đạt được hiệu quả học tập tốt hơn.

Nguồn: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/139/ngu-van-11.html