Nắm vững kiến thức môn vật lý THPT

Ôn thi môn vật lý: Một số phương pháp hệ thống hóa kiến thức

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 đổi mới với một số phần bổ sung quan trọng với việc thêm một số kiến thức vật lý lớp 10 vào đề thi. Như vậy, kiến thức vật lý của 3 năm THPT sẽ được kiểm tra đánh giá qua nội dung của đề thi.

Hệ thống hóa kiến thức một cách thông minh sẽ giúp thí sinh nắm vững nội dung, biết áp dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng hiệu quả cộng thêm một chút may mắn các thí sinh có thể có kết quả cao trong kỳ thi quan trọng này.

1. Hệ thống hóa kiến thức lý thuyết

Có khá nhiều kiểu hệ thống hóa kiến thức, theo từng chương, theo từng lớp học, theo từng phần, theo từng chủ đề…

Tuy nhiên tối ưu vẫn là theo từng chuỗi mắt xích kiến thức.

Để hệ thống hóa được theo kiểu này đòi hỏi thí sinh phải nắm vững các mối liên hệ giữa các chuỗi kiến thức liên kết nhau.

Ví dụ:

- Hệ thống kiến thức phần dao động điều hòa kết hợp với việc hệ thống kiến thức phần động học và động lực học phần cơ lớp 10, với việc hệ thống kiến thức phần dao động sóng điện từ.

- Hệ thống kiến thức phần sóng cơ học kết hợp với việc hệ thống kiến thức phần dao động điều hòa, với việc hệ thống kiến thức phần sóng ánh sáng.

- Hệ thống kiến thức phần dòng điện xoay chiều kết hợp với phần dòng điện không đổi + từ trường + cảm ứng điện từ.

- Hệ thống kiến thức phần quang lượng tử + vật lý hạt nhân…

Các chuỗi mắt xích này nối nhau bằng các khái niệm cơ bản, các hình thức luận tương tự, các định luật đồng dạng…

Ví dụ:

- Định luật Coulomb và Định luật vạn vật hấp dẫn có hình thức luận tương tự.

- Dao động điện từ và dao động cơ có các đại lượng tương tự…

Kỹ thuật hệ thống hóa

Tất cả chỉ gói gọn trong hai từ "so sánh".

Đặt các đơn vị kiến thức cạnh nhau, xem xét toàn diện, tìm ra cái khác nhau và cái giống nhau trong mọi thành phần, từ khái niệm cơ bản cho đến phạm vi ứng dụng.

Nhìn vào các nội dung trong bảng các thí sinh sẽ dễ dàng nhận ra đâu là điểm giống nhau, đâu là điểm khác nhau… Việc học sẽ học theo hàng ngang, ta sẽ học định nghĩa của cả ba, tính chất của cả ba…

Các thí sinh học theo kỹ thuật này sẽ có khá nhiều các bảng to, nhỏ khác nhau, nhưng yên tâm, sẽ rất dễ nhớ, dễ áp dụng hơn các kiểu ôn truyền thống khác, đặc biệt là tránh được các bẫy về lý thuyết mà nội dung đề thi thường ra.

2. Hệ thống hóa các kiến thức toán

Việc hệ thống hóa kiến thức cần nhiều thời gian hơn và đòi hỏi các thí sinh phải rất chú ý trong quá trình học, kỹ thuật chính vẫn là so sánh. Việc đặt hai bài toán cạnh nhau rất quan trọng, nhìn chung thấy chúng có vẻ giống nhau, nhưng "bẫy" đặt ra khác nhau.

Nếu làm riêng rẽ từng phần, cùng lắm thí sinh chỉ biết giải câu đó do nhớ dạng giải, nhưng khi làm các câu biến thể từ câu đó thí sinh sẽ mất rất nhiều thời gian để giải. Khi đặt được các câu gần nhau sẽ giúp cho thí sinh hệ thống hóa và nắm bắt được ý chính nằm ở đâu.

Nguồn: https://tuoitre.vn/on-thi-mon-vat-ly-mot-so-phuong-phap-he-thong-hoa-kien-thuc-2019051409585956.htm

Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí: Bí quyết "kiếm" điểm 7 một cách dễ dàng

(Dân trí) - Khi luyện đề, học sinh nên quan tâm đến chất lượng hơn số lượng, không nên chạy đua làm nhiều đề thi nhưng lại không đọng lại được nhiều kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân.


Đó là lời khuyên của thầy Đỗ Ngọc Hà, giáo viên Vật lí tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI. Bên cạnh đó, thầy Hà cũng đưa ra một số lưu ý giúp các em tránh được những lỗi sai cơ bản khi làm bài thi.

Ưu tiên ôn luyện kiến thức cơ bản

Trong cấu trúc đề thi môn Vật lí có đến 70% là mức độ Nhận biết - Thông hiểu. Do đó, học sinh phải ưu tiên ôn luyện kiến thức cơ bản để có thể nắm chắc 7 điểm.

Nếu các em đặt ra mục tiêu điểm số cao thì cần chú ý tới kiến thức của các chương Dao động cơ, Sóng cơ và Dòng điện xoay chiều. Đa số các câu hỏi Vận dụng - Vận dụng cao trong đề thi chính thức thuộc các chương này. Đặc biệt, các câu hỏi trong đề thi đóng vai trò quan trọng như nhau nên các em không được chủ quan trước những câu hỏi dễ.

"Bên cạnh đó, trong quá trình ôn luyện các em cần chú ý tới việc không học những kiến thức đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố công văn tinh giản gần nhất, tránh mất thời gian vào những vùng kiến thức đã được lược bỏ", thầy Hà cho biết.

Ở giai đoạn này, học sinh nên kết hợp luyện đề và tổng ôn, rà soát kiến thức. Trong quá trình luyện đề, các em sẽ phát hiện được những lỗ hổng, thiếu sót về kiến thức và từ đó tìm ra cách khắc phục những lỗi mà mình mắc phải. Vùng kiến thức nào còn yếu, các em nên quay lại phần đó và học kĩ, hiểu sâu.

Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/on-thi-tot-nghiep-thpt-mon-vat-li-bi-quyet-kiem-diem-7-mot-cach-de-dang-20210416212023975.htm

KHẢO TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ THPT TẠI ĐÂY:

Là nhóm khóa học bao gồm 2 thành phần: Video bài giảng chữa đề và Phòng luyện. Với mục tiêu giúp học sinh được rèn kỹ năng, luyện phương pháp, thành thạo mọi dạng bài thông qua hệ thống đề thi chuẩn cấu trúc.

NGUỒN: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/284/luyen-thi-thpt-quoc-gia-pen-i-mon-vat-li.html